Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 - 1989 (Chặng Đường Gian Nan & Ngoạn Mục)
135.000 đ
Uy tín
Giao toàn quốc
Được kiểm hàng
Chi tiết sản phẩm
Tình trạng
Mới
Ngày xuất bản
01-2018
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
476
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Tri Thức
SKU
6974923280778

TƯ DUY KINH TẾ VIỆT NAM - CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN VÀ NGOẠN MỤC 1975 – 1989
SG Trading xin giới thiệu quyển sách Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975 - 1989. Quyển sách này là một chút hoài niệm về kinh tế Việt Nam sau những năm giải phóng, bối cảnh phản ánh rõ đời sống khó khăn của nhân dân ta. Nhưng trên hết, học từ những sai lầm trong quá khứ, luôn là bài học quý giá nhất. Hãy tận hưởng những thành công ở hiện tại, cũng như hãy trân trọng những gì đã trải qua.
KINH TẾ THỜI BAO CẤP
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa. Theo đó, kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy.

Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên toàn quốc, tức là trước thời kỳ Đổi mới.
Ở thời kỳ này nhà nước đóng vai trò quyết định toàn bộ nền kinh tế, kinh tế tư nhân bị xoá bỏ. Hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, ngăn cấm việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hoá từ địa hương này sang địa phương khác.
Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua.
Cũng trong thời kỳ này, kinh tế tư nhân đã "tàng hình" để sống sót và hoạt động. Thay vì kinh doanh công khai, tuân theo luật pháp của Nhà nước, theo kế hoạch và chủ trương của Nhà nước để góp phần vào quốc kế dân sinh, xây dựng dân giàu nước mạnh như thời kỳ đổi mới hiện nay, thì tầng lớp công thương nghiệp tư nhân thời đó đã buộc phải lẩn vào bóng tối chui vào các xí nghiệp quốc doanh, thậm chí nhân danh kinh tế quốc doanh để hoạt động bất hợp pháp.

"Đời thay đổi khi ta thay đổi"
Mọi đổi mới đều bắt đầu từ đổi mới tư duy. Cách nghĩ cũ tạo ra mô hình cũ. Cách nghĩ mới tạo ra mô hình mới. Vậy thì trong những bộ óc chủ chốt thời đó, cách nghĩ cũ chuyển sang cách nghĩ mới như thế nào?
Từ một nền kinh tế lạc hậu kém phát triển những năm đầu giải phóng, Việt Nam đã chuyển mình vượt bậc, vươn lên mức thu nhập trung bình khá.
Những bước chuyển mình lớn được thể hiện ở việc tăng trưởng GDP, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
NHỮNG BƯỚC CHUYỂN MÌNH
Thời kỳ này siêu lạm phát hoành hành. Suốt trong thời kỳ 1976-1985 chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trước luôn tăng ở mức hai con số và dao động ở mức 19-92%. Năm 1986, lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7%. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn thiếu thốn.Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam những năm đầu giải phỏng tăng trưởng thấp và thực chất không có phát triển. Nền kinh tế không có tích luỹ từ nội bộ vì làm không đủ ăn, thu nhập quốc dân sản xuất chỉ bằng 80 - 90% nhu cầu sử dụng.

Sau quyết định cải cách và mở cửa từ năm 1986, kinh tế dần phục hồi và có những bước phát triển nhất định.
Đất nước từ chỗ thiếu ăn triền miên (năm 1988 nước ta phải nhập hơn 450.000 tấn gạo) thì đến năm 1990 đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn (vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn) và năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.
Nếu như giai đoạn 1976-1980, bình quân một năm tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng 1,4%, thu nhập quốc dân tăng 0,4% thì sau đổi mới, GDP Việt Nam luôn tăng trưởng vượt bậc với 7-8%/năm.

Bình quân từ năm 1991-2000 GDP tăng 7,6%/năm. Giai đoạn từ 2001-2010 GDP tăng bình quân 7,26%/năm. Giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 6%/năm. Giai đoạn 1986-1990, GDP tăng trưởng trung bình 4,4%/năm. Giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân của cả nước tăng 8,2%/năm. Giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP đạt 7%.
Tính chung cho cả giai đoạn GDP tăng bình quân gần 7%, trong đó có tới 20 năm liên tục GDP tăng bình quân 7,43%. Đến năm 2016, quy mô nền kinh tế đã đạt khoảng 217 tỷ USD.
Đặt sách để cùng nhìn lại kinh tế Việt Nam những năm sau giải phóng!
SG Trading
-------------------------------------------------------
Mục lục
Chương 1: Giai đoạn 1975 – 1979
Tình hình kinh tế cả nước sau 1975
Tư duy kinh tế
Đường lối kinh tế
Chương 2: Giai đoạn 1979 – 1986
Tình hình kinh tế những năm 1979 – 1980
Tư duy kinh tế những năm 1979 – 1980
Bước đột phá đầu tiên về quan điểm kinh tế
Những đột phá ở cơ sở
Những chuyển biến đầu tiên về chính sách
Những khởi sắc trong đời sống kinh tế
Lập lại trật tự - bước lùi về tư duy 1983 – 1984
Những bứt phá về tư duy các năm 1984 – 1985 – vai trò lịch sử của Trường Chinh
Chương 3: Giai đoạn 1986 – 1989
Vòng xoáy 1986
Trường Chinh và việc chuẩn bị báo cáo chính trị cho đại hội Đảng lần thứ VI
Những nội dung chính của báo cáo chính trị
Đại hội Đảng lần thứ VI
Hai năm chuyển mình gian nan: 1987 – 1988
Những chuyển biến quan trọng trong chính sách kinh tế
Bước ngoặt 1989
Kết luận
Biên niên các sự kiện kinh tế
Tài liệu tham khảo
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...